Hiện nay có một số người không biết nhiều về visa hộ chiếu, các câu hỏi như visa hộ chiếu là gì, phân biệt hộ chiếu và visa, hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào, làm visa hộ chiếu Việt Nam ở đâu…là những thắc mắc trong đầu của họ. Bài viết này sẽ có giá trị giúp hiểu rõ hơn về visa hộ chiếu Việt Nam, và cũng giúp cho những ai đã từng biết về chúng cũng có thêm kiến thức về chúng.
Phân biệt hộ chiếu và visa hay hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu qua những điểm khác nhau dưới đây để từ đó cái cái nhìn đúng về hộ chiếu và visa.
1. Visa hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu tiếng Anh là Passport. Hộ chiếu (trước đây, còn được gọi là “sổ thông hành” ở Miền Nam Việt Nam) là một loại giấy tờ để nhận dạng cá nhân và quốc tịch của người giữ, khi sang quốc gia khác. Về hình thức, Hộ chiếu là một cuốn sổ nhỏ có nhiều trang để lưu những thị thực cho phép nhập cảnh. Xem hình minh họa dưới đây.
Thị thực (hay thị thực xuất nhập cảnh, tên cũ: chiếu khán, tiếng Anh: visa) là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Visa thường là 1 tem hay sticker sẽ dán vào một trang của hộ chiếu, trong đó ghi rõ thời gian được phép tại một quốc gia nào đó. Xem hình minh họa dưới đây.
Như vậy, hộ chiếu là quyển sổ nhỏ có nhiều trang, còn visa chỉ là 1 tem hay sticker dán vào 1 trang của hộ chiếu.
2. Cơ quan cấp hộ chiếu visa – làm visa hộ chiếu Việt Nam ở đâu?
Hộ chiếu là một loại giấy tờ quan trọng do một chính phủ cấp cho công dân nước mình như một Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài.
Visa thực có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia, hoặc thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó.
Cơ quan cấp visa cho người nước ngoài của Việt Nam: Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài; Sân bay quốc tế tại Việt Nam (Nội Bài, Tân Sơn Nhất); Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
Cơ quan cấp hộ chiếu Việt Nam: Bộ Ngoại giao cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông cho những người đi việc công. Bộ Công an cấp hộ chiếu phổ thông cho những người đi việc tư.
Như vậy, hộ chiếu là do quốc gia của người giữ hộ chiếu cấp, còn visa là do cơ quan của quốc gia khác cấp. Chẳng hạn, người Việt Nam muốn đi Mỹ thì phải xin được Visa do Mỹ cấp.
3. Hiệu lực của hộ chiếu và visa
Hộ chiếu ở các quốc gia thường có thời hạn sử dụng 10 năm kể từ ngày cấp và thường là cố định, người giữ hộ chiếu được quyền đến tất cả các nước. Người du học hoặc xuất cảnh định cư cũng sử dụng hộ chiếu (passport) phổ thông. Trong khi visa thường có giá trị 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 5 năm và tùy thuộc quốc gia xét duyệt cấp visa.
Người cầm hộ chiếu (passport) khi nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế phải qua các lối đi thông thường và có thể được miễn visa nhập cảnh theo qui định của các nước đến thông qua các hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực giữa các quốc gia.
Xem thêm làm hộ chiếu, đổi hộ chiếu
Kính chúc quý khách sức khỏe và thành đạt!