Đây là câu hỏi mà bậc phụ huynh quan tâm đặc biệt là một trong hai cha hoặc mẹ là nước ngoài. Theo quy định tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Thông tư 27/2007/TT-BCA(A11) ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành thì Hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông) là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hộ chiếu phổ thông được cấp cho mọi công dân Việt Nam.
> Dịch vụ làm visa > Gia hạn visa > Làm hộ chiếu ngoại tỉnh
Như vậy, mọi công dân Việt Nam không phân biệt là trẻ em, phân biệt tuổi tác lớn hay nhỏ, hay là người đã trưởng thành đều có quyền đề nghị được cấp hộ chiếu phổ thông. Tuy nhiên, để thuận tiện trong việc quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp hộ chiếu, pháp luật quy định có một số điểm khác biệt giữa cấp hộ chiếu cho người dưới 14 tuổi và người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Trong thực tế thường có 2 dạng làm hộ chiếu cho trẻ em: dạng hộ chiếu cấp rời (tức là một quyển hộ chiếu chỉ dành riêng cho bé) và dạng hộ chiếu cấp chung với cha hoặc mẹ.
Một chú ý là: nếu làm chung với cha/mẹ thì hộ chiếu đó có giá trị tối đa 5 năm nhưng không vượt hơn 14 tuổi là tuổi phải xin cmnd. Ví dụ: năm nay là 2014, bé 13 tuổi thì hộ chiếu cấp tối đa là 2 năm tính đến ngày sinh của bé. Trong khi cấp hộ chiếu riêng biệt thì hộ chiếu của bố/mẹ vẫn là 10 năm như quy định.